- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Thời gian thuốc không hiệu quả có thể gây nguy hiểm cho người bệnh Parkinson
Bổ sung vitamin D có thể cải thiện bệnh Parkinson cho người dưới 66 tuổi
11 dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm bệnh Parkinson
Hát có thể làm giảm các triệu chứng bệnh Parkinson?
6 biện pháp điều trị run vô căn phổ biến nhất hiện nay
Giai đoạn thuốc không có hiệu quả (off period) là gì?
Giai đoạn thuốc không có hiệu quả là thời gian nồng độ dopamine trong não hạ thấp nhưng các loại thuốc điều trị (điển hình như Levodopa) lại không có hoặc chưa có hiệu quả. Điều này có thể khiến các triệu chứng suy giảm khả năng vận động (run tay chân, cứng cơ bắp, khó giữ thăng bằng…) đột ngột quay trở lại, gây nguy hiểm nếu người bệnh Parkinson đang bước lên bậc thang, đang quay người hay ở trong các tư thế dễ té ngã khác.
Giai đoạn thuốc không có hiệu quả thường xảy ra khi người bệnh chưa nhận thức được những rủi ro, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc duy trì lịch trình uống thuốc nghiêm ngặt, đúng giờ.
Người bệnh Parkinson phải uống thuốc đúng giờ để tránh tình trạng off period
Uống thuốc đúng giờ sẽ giúp ngăn tình trạng off period
Với người bệnh Parkinson, việc phải uống nhiều loại thuốc vào đúng giờ cố định là một phần của cuộc sống hàng ngày. Do các loại thuốc điều trị Parkinson chỉ tồn tại trong máu khoảng 90 phút, người bệnh sẽ phải uống thuốc khá thường xuyên, ít nhất là 3 lần, nhiều có thể lên tới 5 lần/ngày.
Một khi thuốc đi vào não, chúng sẽ chuyển đổi thành dopamine và được các tế bào thần kinh lưu trữ, sử dụng. Tuy nhiên, phải ghi nhớ việc uống thuốc đúng giờ có thể là một thử thách với nhiều người, đặc biệt là những người mới mắc bệnh Parkinson.
Không uống thuốc đúng giờ là nguyên nhân chính dẫn tới giai đoạn thuốc không có hiệu quả. Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, tình trạng off period có thể làm trầm trọng thêm biến chứng lo lắng, trầm cảm ở người bệnh Parkinson. Tốt hơn hết, khi bắt đầu nhận thấy các triệu chứng rối loạn vận động, nhận thấy thuốc điều trị mất dần tác dụng, bạn nên tránh di chuyển để giảm nguy cơ té ngã.
Ngoài ra, nếu cảm thấy thuốc điều trị bệnh Parkinson dần mất tác dụng do sử dụng lâu, hãy trao đổi với bác sỹ để điều chỉnh liều dùng hoặc chuyển sang các loại thuốc khác, chủ động tránh giai đoạn thuốc không có hiệu quả.
Tại sao thuốc điều trị Parkinson có thể dần mất tác dụng theo thời gian?
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nature Communications đã chỉ ra rằng, nguyên nhân khiến các loại thuốc điều trị Parkinson mất dần tác dụng có thể là do sự tương tác của thuốc với một số vi khuẩn đường ruột.
Nói cách khác, các vi khuẩn đường ruột có thể tham gia vào quá trình xử lý thuốc, từ đó làm mất đi hiệu quả của các thuốc điều trị Parkinson như Levodopa, S. El Aidy, tác giả nghiên cứu chính từ Đại học Groningen (Hà Lan) cho biết.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, người bệnh Parkinson cũng cần cẩn thận với các loại thuốc ức chế bơm proton để điều trị các bệnh đường tiêu hóa. Các loại thuốc này có thể dẫn tới sự phát triển quá mức của các vi khuẩn đường ruột, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc điều trị Parkinson.
Nếu nhận thấy thuốc của mình không còn hiệu quả, bạn có thể trao đổi với bác sỹ để chuyển sang các loại thuốc khác, hoặc xem xét các lựa chọn liệu pháp kích thích não sâu, siêu âm tập trung… để điều trị bệnh Parkinson.
Vi Bùi H+ (Theo Healthline)
Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ làm giảm run chân tay do bệnh Parkinson, run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến và giúp phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.
Bình luận của bạn